Huy xốc lại ba lô chuẩn bị cho cuộc vượt dốc. Con dốc dài sâu hun hút loá lên một
màu nắng. Chuyến đi này, Huy không hề có định hướng cụ thể nào. Anh cảm thấy bức
bối, cảm thấy nhàm chán với cuộc sống đầy rẫy những bon chen và xô đẩy. Cuộc sống
ấy dường như không có chỗ cho anh- một họa sĩ đa tài, tâm huyết nhưng nghèo và
không có chỗ bấu víu. Ước mơ lớn nhất của anh là mở được một triển lãm tranh của
riêng mình nhưng niềm mơ ước ấy cứ càng ngày càng xa vời vợi.
Ban đầu là đứa em gái ra trường cần việc làm. Mặc dù tốt nghiệp bằng khá nhưng
đi đến đâu con bé cũng chỉ nhận được một cái lắc đầu từ chối rất khéo léo với
hàng trăm lí do mà lí do nào cũng "chính đáng". Nhìn con bé buồn rầu héo hon
mà anh thấy đứt từng khúc ruột. Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi hai anh em khôn lớn.
Những năm Huy đi học đại học, anh phải vừa học vừa đi làm thuê nhưng vẫn không
đủ để trang trải cho cuộc sống của một sinh viên mĩ thuật như anh. Nay thực tế,
mai thực hành ...Chi phí cho những chuyến đi ấy đã vắt kiệt số tiền lương ít ỏi
của mẹ anh. Em gái anh, lúc đó đang học cấp 3, ban ngày một buổi đi đan thuê
cho một cơ sở sản xuất nhỏ. Có nhiều khi, làm xong một sản phẩm nó cứ ước ao có
một chiếc áo như vậy nhưng không dám mua một chiếc vì sợ hụt vào số tiền công
ít ỏi. Tối, nó cùng mẹ ra công viên bán ngô nướng để lấy tiền trang trải cho cuộc
sống gia đình. Hiểu được sự vất vả hy sinh của em, Huy luôn tự nhủ khi ra trường
sẽ đi làm để nuôi em ăn học và lo công việc cho em đến nơi đến chốn.
Những năm Thu- em gái anh học đại học, lúc đó anh vừa ra trường.
Anh phải đi vẽ tranh thuê, vẽ tranh quảng cáo để có tiền trang trải cho cuộc sống
của hai anh em. Dần dần, bị cuốn vào những hợp đồng làm ăn như vậy, Huy chẳng vẽ
được gì cho riêng mình. Có những chiều mưa, ngồi bên tách cafe nhìn ra màn mưa
trắng xóa, anh bỗng cảm thấy buồn, nuối tiếc cho chính mình. Chẳng còn chàng
sinh viên lãng tử luôn sáng tạo và độc đáo ngày xưa. Những bằng khen, giấy
chứng nhận, bảng điểm ghi dấu một thời sinh viên sôi nổi đã bị xếp sâu dưới đáy
tủ.Trước mắt anh, tương lai cũng mờ mịt như màn mưa ngoài kia...
Một người bạn rỉ tai cho anh một chỗ có thể xin việc làm cho em gái anh, biên
chế nhà nước hẳn hoi nhưng chỉ có điều chi phí hơi cao. Phải mất mấy đêm liền
anh trằn trọc mất ngủ. Anh rộc đi, hai mắt trũng sâu đầy suy tư. Thực ra trước
khi bố mất, có để lại cho mẹ con anh một số tiền. Tuy không lớn nhưng bố dặn đi
dặn lại là chỉ khi thật sự cần mới được dùng đến. Anh định bụng sẽ dùng số tiền
ấy để mở triển lãm tranh khi có thể nhưng đứng trước con đường tương lai của cô
em gái bé bỏng mà anh yêu quý hơn cả sinh mệnh của chính mình, Huy phải đưa lên
bàn cân tính toán.Và, cuối cùng, anh đã quyết định dùng số tiền đó để chạy việc
cho em. Ước mơ lớn của đời anh lại bị đẩy ra xa hơn một chút.
Nhưng, đau đớn lớn nhất của anh không phải là điều đó. Khi biết anh dùng số tiền
ít ỏi của gia đình để lo việc cho em gái, Huyền - bạn gái anh – đã dận dỗi và
trong một lần cãi nhau, Huyền đã lỡ thốt ra một câu- chỉ một câu thôi đã làm
anh thấy bị tổn thương nặng nề và cũng chỉ vì câu nói đó, Huy lặng lẽ rời xa
Huyền không một lời giải thích. “Đã nghèo lại còn sĩ ”- Huy thấy tim mình nhói
đau. Anh muốn phá tan tất cả, muốn quên đi tất cả ...Và vì thế, anh quyết định
rời xa thành phố, đi đến một nơi rất xa để chiêm nghiệm lại tất cả, để hy vọng
tìm cho mình một lối thoát dễ chịu và êm ái hơn.
*****************
Con dốc dài và sâu đã khiến Huy cảm thấy mệt mỏi. Gần cuối con dốc, anh cảm thấy
chân mình tê cứng, đôi dày thể thao cũng như nặng hơn, chiếc ba lô cũng trễ
tràng sau vai. Thêm chiếc giá vẽ cồng kềnh khiến anh thấy mình như không còn bước
nổi. Chỉ vài bước nữa thôi...Bỗng mắt anh chạm vào một khung cảnh cực kì diễm lệ.
Phía trước anh, trên đỉnh dốc, rực lên một màu nắng. Màu vàng của
hoa dã quỳ hòa vào màu nắng long lanh, hòa vào màu vàng của đất Ba zan
vùng Tây Nguyên. Một sự hòa trộn tinh tế khiến cảnh vật sáng lên như vừa chạm
ngõ thiên đường. Những thứ ánh sáng diệu kì ấy phút chốc làm Huy thấy ngạc
nhiên, vui sướng. Gần như quên hết mệt mỏi, anh đặt ba lô xuống đất, gỡ giá vẽ
xuống và hí hoáy ghi lại bức tranh trước mắt.
Đang miệt mài quét những gam màu cuối cùng để hoàn thiện bức tranh, bỗng Huy khựng
lại. Tay anh như bị ai túm lấy thật chặt. Chiếc bút vẽ định vị trên bức tranh
không nhúc nhích... Trước mắt anh, một thiếu nữ mắc chiếc váy trắng đang chầm
chậm xuống dốc. Trên tay cô là một chiếc giỏ mây xinh xắn. Tà áo trắng tinh loá
lên một màu nắng vừa mong manh vừa kì ảo. Những làn tóc tung bay trong gió cũng
ánh lên màu của nắng, của hoa giã quỳ long lanh. Cô gái đi rất chậm nhưng
với Huy lúc đó thời gian như ngưng đọng lại. Anh bị xúc động sâu sắc, sự
xúc động thẩm mĩ rất hồn nhiên của một người nghệ sĩ nhạy cảm. Anh muốn ghi lại
hình ảnh cô gái trong khoảnh khắc lay động tâm hồn nhưng cô gái đã kịp xuống
dốc, chỉ còn phất phơ màu áo trắng ánh lên trong chiều vàng.
*****************
Cái thị xã miền núi heo hút này thật lạ. Dường như cả thị xã phủ lên một màu
vàng. Màu vàng của đất Ba zan, màu vàng của nắng, của gió, màu vàng của da, của
tóc con người và đặc biệt là màu vàng của hoa dã quỳ đang độ rực rỡ. Những bông
hoa to, nở xòe ra như phô hết tất cả sự lộng lẫy của chính mình. Huy gọi đó là
sự phí phạm. Anh thầm nghĩ : Không biết mai này khi hoa tàn sẽ như thế nào nhỉ? Thị
xã sẽ buồn, buồn như vốn có của một miền đất núi đồi cao nguyên bạt ngàn nắng
gió vậy.
Huy tìm cho mình một nhà trọ bình dân. Tuy không có tiện nghi đầy đủ nhưng anh
lại rất hài lòng vì nó nằm giữa một thung lũng hoa dã quỳ, bình yên, thơ mộng
và có cái gì đó huyền bí lạnh lùng... Cả thung lũng chỉ lác đác vài ngôi nhà,
chủ yếu là những ngôi nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Sự yên tĩnh là ưu điểm lớn
nhất của thị xã này. Nó phù hợp với những ai cần thay đổi không khí, cần sự yên
tĩnh để suy tư - giống như Huy – đi tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn.
Trong những ngày ở lại đây, Huy thường tha thẩn trên đồi hoa dã quỳ. Nhất là những
buổi chiều nhạt nắng, anh thường ngồi trầm ngâm trên một mỏm đá, đốt thuốc lá
và chiêm nghiệm lại những gì đã qua.
Năm Huy học lớp 9, anh đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh cấp thành phố và được gọi
vào ôn đội tuyển quốc gia. Mẹ anh vui lắm, chuẩn bị khăn gói cho anh lên
thành phố để ôn thi cùng các bạn trong đội tuyển. Một lẽ đương nhiên mà ai cũng
nghĩ là giải nhất cuộc thi thì chắc chắn sẽ được dự thi cấp cao hơn,
nhưng...(mà có hàng trăm nghìn cái nhưng) đã khiến anh không được tham gia kì
thi quốc gia. Tâm hồn ngây thơ trong sáng của anh thật sự bị tổn thương khi vô
tình nghe được những bạn khác trong đội tuyển trò chuyện với nhau rằng anh bị
loại ra là do bạn A, B, C là con, cháu của ông này, bà nọ tuy rằng các bạn ấy
không vẽ đẹp bằng Huy. Cú sốc đầu đời ấy đã trở thành nỗi ám ảnh về thế thái
nhân tình đeo bám anh suốt cuộc đời.
Năm anh mới tốt nghiệp đại học, có một doanh nhân biết anh rất giỏi và có mơ ước
mở một triển lãm tranh đã hăng hái liên hệ và “xin” được tài trợ. Huy như kẻ sắp
chết đuối vớ được cọc nhưng rồi vẫn bị chìm nghỉm bởi đó chỉ là chiếc cọc rỗng
mà thôi. Sau vài lần gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, Huy nhận ra rằng mục đích của
doanh nhân nọ không phải là để nâng đỡ nhân tài như ông ta nói mà chỉ là
muốn dùng anh làm bệ phóng để khuếch trương và quảng bá sản phẩm của công ty
mình. Bây giờ việc đó nhan nhản nhưng với cá tính của Huy, anh không dễ dàng chấp
nhận làm chân gỗ. Thà anh cứ đi vẽ tranh thuê kiếm tiền còn hơn...
Nhưng cú sốc lớn nhất của anh có lẽ là cú sốc mang tên Huyền. Cô đã làm cho anh
đau hơn mọi nỗi đau thế thái nhân tình cộng lại. Cùng sinh ra trên mảnh đất
nghèo miền Trung, cùng học, cùng chơi suốt tuổi thơ và thời niên thiếu, từng
chia nhau củ khoai lang nướng nóng hổi trong chiều đông giá rét chăn trâu, cắt
cỏ... Huy từng bị lũ trẻ làng bên đánh cho chảy máu mồm máu mũi khi dám một
mình đứng ra bảo vệ cho Huyền khi cô bé bị bọn chúng trêu ghẹo trên đường đi học về...
Rồi cả
hai cùng đậu đại học. Kí ức về những năm tháng giảng đường là một vùng sáng êm
đềm trong trái tim Huy. Đó là những đêm mùa thu nồng nàn hương sữa, hai đứa chở
nhau trên chiếc xe đạp cà tàng đi phát tờ rơi cho một công ty mĩ phẩm.Tóc Huyền
ướp đầy hương hoa sữa. Hai đứa từng vạch ra bao nhiêu dự định trong tương lai,
dự định nào cũng giản dị như cuộc sống của hai đứa. Đối với anh, Huyền như một
thanh âm trong trẻo giữa cuộc sống hỗn tạp xô bồ. Nhưng thanh âm ấy cũng bị hòa
lẫn vào cõi đời mênh mông khi hai đứa tốt nghiệp đại học. Huyền không chịu về
quê cùng anh như hai đứa đã dự định. Tốt nghiệp trường Kinh tế, cơ hội mở
ra trước mắt Huyền khá lớn. Cô lại xinh đẹp khéo léo nên dễ dàng lọt vào mắt
xanh của một vị giám đốc công ty liên doanh với nước ngoài. Đứng trước cơ hội lớn
cô chẳng mảy may nghĩ cho Huy, cũng không hề chia sẽ cùng Huy. Cô nhận lời về
làm thư kí cho vị giám đốc nọ rồi mới báo tin cho Huy biết. Nhìn vào đôi mắt
long lanh tràn lên một niềm đam mê mãnh liệt của Huyền, Huy bỗng rùng mình. Anh
thấy sợ, sợ gì anh cũng không biết nữa nhưng có cái gì đó dẫu rất mơ hồ, anh cảm
nhận thấy Huyền bắt đầu vuột khỏi tầm tay anh.
Niềm linh cảm trong anh dần định hình thành sự thật. Ban đầu là những cuộc gặp
gỡ thưa dần với lí do công việc. Khi thì bận cùng giám đốc gặp gỡ đối tác, lúc
thì đi tiếp khách hàng, khi thì đến các đại lí bán lẻ... Rồi tiếp theo là không
nhấc máy điện thoại và sau đó là thanh minh rằng máy hết pin. Và cuối cùng, lấy
cớ anh không hỏi ý kiến cô khi chạy việc cho em gái, cô đã thản nhiên xúc phạm
anh một cách tàn nhẫn. Thế là chấm hết. Chấm hết cho một mối tình hồn nhiên
trong sáng. Huyền chính là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Niềm tin, niềm hy vọng
cuối cùng về sự trong trẻo của cõi đời trong Huy vụt tắt... Biết bao giờ anh
tìm lại được thứ ánh sáng diệu kì đến vậy?
Thực ra Huy không
phải là con người cầu toàn. Anh quan niệm về cuộc đời và hạnh phúc cực kì đơn
giản nhưng sự va đập xô đẩy trong cuộc đời buộc anh không thể nghĩ đơn giản được.
Anh không thể tìm cho mình một lối thoát riêng. Đầu óc anh như một mớ bòng bong
mà bản thân anh không thể tự mình gỡ ra được.
******************
Ngày thứ 4 ở vùng cao nguyên này tâm hồn Huy cũng đã dần dịu nhẹ. Hôm nay anh
quyết định sẽ vẽ... vì dù sao, tất cả mọi cố gắng của anh cũng chỉ để thỏa mãn
niềm đam mê ấy mà thôi.
Huy chọn cho mình một vị trí thích hợp để đặt giá vẽ. Đó là một gốc cây lớn.
Anh đã tính toán chọn địa điểm này thì dù anh có vẽ cả ngày cũng không bị nắng.
Dù sao cái nắng ở vùng Tây Nguyên này tuy không dữ dội như cái nắng miền Trung
quê anh nhưng cũng đủ để làm người ta say, choáng váng...
Khoảng gần trưa, khi bức vẽ đã hoàn thành, Huy đang loay hoay sắp xếp đồ đạc
thì bỗng anh giật nảy mình vì tiếng nói rất nhẹ cất lên ngay sau lưng:
- Anh đang vẽ đấy à? Bức tranh đẹp quá !
Huy quay lại - rất nhanh. Anh gần như ồ lên
vui sướng khi trước mắt anh là cô gái mấy ngày trước anh đã gặp ở con dốc.
Trong thâm tâm, mấy ngày qua anh vẫn chú ý tìm kiếm, mong mỏi gặp lại cô như một
sự tò mò, như một niềm ám ảnh. Còn bây giờ, cô đang đứng đó, trước mặt anh,
mong manh nhưng có thật. Cô gái không chờ câu trả lời của Huy, nhẹ nhàng đặt
cái giỏ mây trên tay xuống. Trong giỏ, Huy nhìn thấy là những chiếc rổ nhỏ, dưới
đáy rỗ vẽ hình những mặt khóc, mặt cười rất ngộ nghĩnh. Huy mỉm cười đáp lời:
- Có gì đâu. Cô ở vùng này à ?
Cô gái không quay lại, mắt cô dán vào bức
tranh trên giá vẽ. Đó là bức tranh vẽ đồi hoa dã quỳ dưới ánh nắng mặt trời. Cô
trả lời nhưng không trả lời câu hỏi của Huy:
- Bức tranh đẹp nhưng hình như thiếu cái gì
đó. Em thấy cái sự hoàn hảo của nó cứ giả tạo làm sao ấy. Cuộc đời không có gì
hoàn hảo như bức vẽ của anh đâu...
Hôm đó Huy và cô gái đã đã nói chuyện với nhau rất nhiều từ hội họa đến điện ảnh,
văn học và cả những vui buồn cuộc sống của mỗi người. Dần dần, Huy biết được
câu chuyện về gia đình cô. Bố A- mi – tên cô gái là một phóng viên Mĩ có mặt
trong chiến tranh ở miền Nam - Việt Nam. Ông là một người Mĩ tiến bộ yêu chuộng
tự do và hòa bình. Trong chiến dịch Tây Nguyên, cả gia đình ông bà ngoại của
A-mi đã bị bom Mĩ hủy diệt. Trong gia đình có 5 người thì bốn người lớn đều bị
vùi dưới làn bom của kẻ thù, chỉ có mẹ cô lúc đó đang ở trường học nên thoát chết.
Khi mẹ cô trở về, nhìn thấy ngôi nhà đã bị san bằng trong đống đổ nát, cô bé đã
gào khóc thảm thiết giữa mịt mù khói bom. Hình ảnh ấy đã lọt vào ống kính phóng
viên của Mi-chel.
Năm 1982, Mi-chel trở lại thăm Việt Nam. Ông tìm lên Tây Nguyên và gặp lại cô bé
ngày xưa giờ là một thiếu nữ xinh đẹp đang học tại trường Văn hóa nghệ thuật Tỉnh.
Bức ảnh đã giúp ông nhanh chóng tìm ra cô gái và định mệnh đã gắn kết hai
người với nhau. Ba tháng sau, Mi-chel trở về Mỹ lúc đó mẹ cô mới biết mình đã
mang trong mình giọt máu tình yêu của hai người. Về Mĩ, công việc của một phóng
viên đã cuốn Mi-chel vào những chiến trường Trung Đông. Mối tình với cô gái Việt
Nam đã mờ dần sau lớp khói bom mặt trận.
A-mi lớn lên cùng mẹ trong ngôi nhà gỗ trên đồi hoa dã quỳ. Ngôi nhà luôn mở cửa
chờ đợi những bước chân quen suốt 20 năm chưa một lần khép lại. Hai mẹ con cô sống
bằng nghề làm đồ thủ công mĩ nghệ bán cho khách du lịch. Ngày qua ngày, hai người
vẽ ra ra bao nhiêu mặt khóc mặt cười - những khóc cười được chắt ra từ cuộc
đời của chính họ.
********************
Huy trở thành khách quen của bà Vân - mẹ A-mi từ lúc nào không biết. Bà Vân rất
đẹp, vẻ đẹp dường như không bị phai mờ bởi lớp bụi thời gian sau 20 năm chờ đợi.
Nhưng đôi mắt của bà thì rõ ràng không che dấu được một cuộc đời hồng nhan. Đó
là một đôi mắt đẹp to, sâu hun hút và ướt át. Đôi mắt vời vợi như mong chờ
một bến bờ xa lắc... Bề ngoài bà Vân rất vui vẻ và niềm nở. Bà thường ngồi đan
rỗ trước hiên nhà dưới dàn hoa thiên lí mát rượi. Bước vào ngôi nhà của
bà, Huy thấy một không gian khác, không rực rỡ như xung quanh mà thanh tịnh,
xanh mát đến dịu người. Tay bà đan thoăn thoắt và miệng thì vẫn nói chuyện mà đầu
không hề ngẩng lên. Huy quen dần với cách tiếp khách của bà và thấy rất thoải
mái, dễ chịu. Anh cùng A-mi giúp bà vẽ những mặt khóc, mặt cười lên đáy những
chiếc rỗ xinh xắn. Anh thầm nghĩ: “Thật lạ, chiếc rỗ thường là để đựng đồ đạc,
vẽ hình những mặt cười, mặt khóc vào đáy làm gì bởi nó cũng sẽ bị che lấp
khi người ta sử dụng". Khi Huy vô tình để lộ thắc mắc này, bà Vân cười
thật hiền:
- Vấn đề là ở chỗ đó đấy con ạ! Giá trị của
chiếc rỗ này là ở những chiếc mặt khóc, mặt cười. Không có nó thì chúng cũng chỉ
là những chiếc rỗ bình thường, khách du lịch họ mua làm gì ?
Im lặng một lúc, bà lại tiếp lời:
- Kể ra con người cũng thật lạ. Mua chi
khóc cười của thiên hạ để về trưng bày trong nhà mình...
Bà khẽ thở dài, hai tay vẫn thoăn thoắt đan
những sợi mây được chuốt một cách kĩ càng.
Nhà bà Vân sắp xếp đơn giản, đồ đạc cũng không có gì đáng quý nhưng Huy đặc biệt
chú ý đến bức tranh treo chính giữa phòng khách. Đó là bức ảnh đen trắng chụp cảnh
một đứa trẻ gào khóc giữa làn bom đạn mờ mịt. Bức ảnh được phóng to, phía dưới
có lời đề tặng và chữ kí của tác giả.
Có một lần, khi A-mi đi giao hàng, Huy đến đúng lúc anh nhìn thấy bà Vân đang đứng
nhìn bức tranh. Trên gò má bà, hai giọt nước mắt trong veo lặng lẽ rơi. Nghe tiếng
động, bà giật nảy mình quay lại, gượng cười:
- Cháu đấy à ?
Huy không đáp lời bà, anh lặng lẽ ngồi xuống
chiếc ghế mây, đưa mắt ngắm bức tranh. Bà Vân đi xuống bếp lát sau xách lên một
bình trà đã pha sẵn. Bà ngồi xuống đối diện với Huy và cũng đưa mắt nhìn lên. Một
lúc sau bỗng bà lên tiếng phá tan sự im lặng:
- Hai mươi năm nay ngày nào bác cũng nhớ về ông ấy, ngày
nào bác cũng chờ đợi. Bác vẫn tin rằng ông ấy sẽ trở lại. Bác tin vào tình
yêu...
Huy thấy cay nơi sống mũi. Anh vội hớp một ngụm
trà rồi quay mặt đi nhìn vu vơ ra bên ngoài. Ngoài kia vẫn lóa lên một
màu nắng rực rỡ. Nhưng nơi đây thời gian và không gian như ngưng đọng lại. Bà
Vân không ngẩng đầu lên, giọng nói vẫn thì thầm:
- Tội nghiệp A-mi - con bé lúc nào cũng mong
chờ được gặp cha, cũng như bác, nó luôn tin vào điều kì diệu của tình yêu. Mẹ
con bác bám vào điều đó để sống, để chờ đợi...
- Từ đó đến nay bác không hề nhận được tin
tức gì của Mi-chel hay sao?- Huy bỗng buột miệng hỏi và anh không ý thức được
câu hỏi ấy là thừa.
- Không cháu ạ - Bà Vân thở dài.
Huy cảm thấy bức bối, cảm thấy máu dâng lên
trên từng thớ thịt. Anh đưa mắt nhìn bà Vân, dọng nói bắt đầu hơi gay gắt:
- Vậy mà bác vẫn chờ đợi, vẫn hy vọng sao?
Nếu nhớ đến Bác ông ấy đã trở lại tìm bác rồi...
Đôi vai bà Vân chợt rung lên bần bật rồi tiếng
nấc nghẹn ngào vang lên. Huy biết mình đã lỡ lời, anh xoay người về phía bà Vân
nắm chặt đôi tay xanh xao của bà, im lặng...
Giây phút ấy, Huy thấy mình tầm thường quá đỗi. Người phụ nữ này suốt hai mươi
năm qua vẫn chắt chiu niềm tin, niềm hy vọng để sống, để tồn tại và tô điểm cho
cuộc đời. Còn anh? - Một thằng con trai sung sức, trước vài ba sóng gió cuộc đời
đã vội vàng nản chí, quy kết cho số phận. Phải chăng Huy chưa thực sự sống hết
mình? Cũng như hai mươi năm qua anh đã sống hời hợt tẻ nhạt và cho đến tận bây
giờ vẫn tẻ nhạt và hời hợt như vậy?
************************
Sau những cơn mưa trời Tây Nguyên bỗng trở nên oi bức lạ lùng. Mùa mưa của miền
này cũng thật lạ. Mưa xối xả tối trời, tối đất nhưng qua rất nhanh và sau cơn
mưa, không khí như đặc lại, cảm giác thật ngột ngạt và khó chịu. Lên Tây
Nguyên một tuần rồi, hôm nay Huy mới gặp trời mưa trong lúc anh lên nhà bà Vân
đưa A-mi xuống phố. Nhà bà Vân ở trên đỉnh đồi, mỗi lần xuống thị trấn A-mi đều
tranh thủ mua rất nhiều thức ăn dự trữ. Hôm qua, cửa hàng bán đồ lưu niệm dưới
phố vừa báo cho bà Vân có một đoàn khách nước ngoài muốn đặt số lượng lớn những
chiếc rổ mây của bà nên hôm nay A-mi cũng muốn xuống phố để mua thêm một ít màu
vẽ.
Huy vừa đi vừa huýt sáo để xua đi cảm giác oi bức. Vừa bước vào cửa nhà, Huy chứng
kiến một cảnh tượng đầy kinh ngạc. Dưới sàn nhà, A-mi đang túm tóc bà Vân lăn lộn,
cào xé... Bà Vân vừa cố ôm lấy con vừa né tránh, vừa khóc dàn giụa. Huy lao tới gỡ
tay A-mi nhưng càng gỡ A-mi càng túm chặt, rồi A-mi cắn cả vào tay anh, cấu xé làm
rách cả áo anh. Bà Vân gỡ được A-mi ra, vội vàng chạy vào bàn ăn vớ lấy lọ thuốc.
Chỉ hai phút sau, A-mi đã nằm yên, đôi mắt nhắm hờ và dần dần đi vào giấc ngủ.
Huy bế A-mi lên chiếc giường nhỏ, đặt cho cô nằm ngay ngắn, không quên chèn một
tấm chăn mỏng ngang người cô rồi quay ra. Bà Vân vẫn ngồi khóc. Đôi mắt bà trũng
sâu như vừa qua một đêm mất ngủ.
- Con bé bị u não cháu ạ! Cứ thời tiết thay đổi là nó lại
như vậy. Đã hai năm nay rồi. Ban đầu thì chỉ thỉnh thoảng nhưng gần đây bệnh cứ
mỗi ngày mỗi nặng thêm...
Bà đưa khăn lên chấm nước mắt, quay lại nhìn
con gái đang ngủ ngon lành. Trông cô bây giờ thật bình yên, trong sáng, nhỏ bé
và mong manh. Huy không thể thốt lên lời nào. Trong một khoảng thời gian ngắn
nơi ngôi nhà nhỏ này, anh đã chứng kiến bao nỗi niềm mà nỗi niềm nào cũng xót
xa thương cảm. Nó làm anh quên đi những mất mát mà mình đã trải qua bởi so với
mẹ con bà Vân thì nỗi đau mà anh phải gánh chịu có thấm thía gì đâu.
Chiều, A-mi đã tỉnh và lại trở về cô bé hồn nhiên như chưa hề có điều gì xẩy ra.
Huy dẫn cô ra ngọn đồi hoa dã quỳ. Anh đã hứa với A-mi sẽ vẽ cho cô một bức
tranh thật đẹp. Trong khi lắp giá vẽ, anh buột miệng hỏi cô:
- Sao hôm trước em lại bảo bức tranh của anh cứ giả tạo
làm sao ấy?
A-mi “à” lên một tiếng, rồi bằng cái cách cười
rất hồn nhiên, trong sáng và có chút gì đó rất hoang dã, cô giải thích :
- Vì em thấy bức tranh quá hoàn hảo, nó vượt ra khỏi đời
thực. Cái gì hoàn hảo quá đều gây cảm giác giả tạo anh ạ!
Huy cười lớn. Lâu lắm rồi anh mới lại cười một
cách sảng khoái đến như vậy.
- Nhưng anh đang muốn trốn khỏi đời thực để đi tìm kiếm
sự hoàn hảo đây. Cuộc đời thực phức tạp và nhiều bon chen lắm, cô bé ạ!
A-mi lắc đầu:
- Anh không trốn được đâu. Phải đối mặt
thôi anh ạ! Chỉ khi anh vượt qua được chính mình anh mới tìm thấy sự yên ổn
trong tâm hồn.
Nói rồi A-mi chạy ào ra giữa cánh đồng hoa dã
quỳ, hai tay cô vươn cao và lồng ngực căng lên như hít vào trong hương thơm của
hoa, mùi của nắng, của gió, của đất... Giây phút ấy Huy mới thực sự nhìn thấy
thiên đường. Và, anh đã kịp ghi lại khoảnh khắc ấy trên bức vẽ mà chính anh cũng
không thể ngờ được bức vẽ ấy đã làm thay đổi cuộc đời anh.
Kể ra thì cuộc đời cũng có những điều thật kì diệu. Những điều kì diệu ấy khiến
ta thêm tin yêu vào cuộc sống, có thêm nghị lực để vượt qua những nỗi đau.
Cả Huy, A-mi và bà Vân đều không thể ngờ rằng
trong đoàn khách du lịch Mỹ có một vị khách cứ nằng nặc đòi lên tận nhà người
đã vẽ những chiếc rỗ mặt khóc, mặt cười ấy để mua. Đó là một cụ già đã gần tám
mươi. Một ông cụ quắc thước, dễ gần. Ông cụ bước vào ngôi nhà của bà Vân, đúng
lặng mình ngắm bức tranh, quay sang nhìn bà Vân rồi lại nhìn A-mi đầy xúc động.
Cuối cùng, ông mở ba-lô, lôi ra một cuốn sổ nhỏ bìa đen. Một bức ảnh nhỏ rơi ra.
Bà Vân nhìn theo và chợt ngã quỵ. Huy chạy tới đỡ bà Vân và trong phút chốc ấy
anh kịp nhìn thấy tấm hình. Đó là một bức ảnh cũ, xung quanh đã bị mờ nhưng vẫn
hiện rõ khuôn mặt một cô gái xinh đẹp, đôi mắt đen, to, sâu, ướt như lá cây sau
cơn mưa.
Ông
nội A-mi đã xuất hiện trong căn nhà gỗ của bà Vân bất ngờ như vậy. Sự bất
ngờ của số phận nhiều khi đem đến những niềm đau nhưng cũng có khi đem theo những
ngọt ngào, hạnh phúc.Với bà Vân thì không hẳn như vậy. Ông Hand- bố Mi-chel đã
giúp bà khẳng định niềm tin vào tình yêu của bà là có cơ sở nhưng đồng thời cũng
đem đến cho bà nỗi đau thấm thía tận đáy tâm hồn khi biết rằng Mi-chel đã không
bao giờ có thể trở lại. Anh đã hy sinh tại Trung Đông năm 1984 khi chưa kịp biết
rằng anh đã để lại trên đất nước Việt Nam một cô công chúa bé bỏng và xinh đẹp.
Rất may, trong hành lí của Mi-chel chuyển về Mĩ, có một quyển nhật kí của anh viết
cho Vân và một tấm hình của cô. Tuy vậy, bố mẹ anh, do bươn chải với cuộc sống
nên không có điều kiện sang Việt Nam tìm Vân. Vả lại, chính ông Hand cũng không
hề biết rằng cô gái trong tấm hình đã sinh ra và nuôi dưỡng cốt nhục của gia
đình ông.
Điều mà ông Hand đau lòng nhất chính là tình trạng bệnh của A-mi. Ông muốn đem
A-mi sang Mĩ để tìm các giáo sư giỏi phẫu thuật cho cô nhưng mẹ con bà Vân còn
lưỡng lự. Vì thế, ông đã lưu lại Việt Nam thêm một thời gian để chờ quyết định
của A-mi.
Vậy là đã gần một tháng Huy đến với mảnh đất Tây
Nguyên đầy nắng và gió này. Anh thực sự cảm ơn số phận đã dẫn đường cho anh đến
đây, được gặp và chứng kiến cuộc đời của gia đình A-mi. Tâm hồn anh giờ đây đã
thật đầy, mớ bòng bong trong đầu óc anh cũng đã được gỡ bỏ. Cũng đến lúc, anh cần
quay lại với cuộc sống của chính mình.
A-mi tiễn anh xuống con dốc. Cũng là một chiều vàng rực nắng. Phía sau anh, đồi
hoa dã quỳ vẫn nở, nghiêng mình đung đưa theo gió và phô hết vẻ rực rỡ của
chính mình. Gần cuối con dốc, anh dừng lại, nắm tay A-mi thật chặt. A-mi hỏi anh
:
- Em có nên sang Mĩ phẫu thuật không hả anh? – Cô nói rất
nhỏ, đầu cúi xuống chờ đợi câu trả lời. Huy vuốt mái tóc vàng hoe lòa xòa trên
khuôn mặt A-mi mỉm cười:
- Em phải đi và mạnh khỏe trở về để tin rằng cuộc đời
còn bao diều kì diệu. Chẳng phải chính em đã dạy cho anh bài học về niềm tin
trong cuộc sống hay sao?
A-mi lặng lẽ gật đầu. Đôi mắt cô nhòa lệ nhưng
Huy thấy trong đôi mắt ấy một thứ ánh sáng thật trong trẻo như ánh hào quang
phát ra từ Đức mẹ đồng trinh.
Triển lãm tranh mang tên “Đồi hoa mặt trời” của Huy thành công rực rỡ. Khách
tham quan đặc biệt thích bức tranh “Khát vọng” của anh. Đã có một vài vị khách
trả giá hàng chục ngàn đô nhưng ai cũng nhận được từ anh cái lắc đầu dứt khoát.
Đối với anh bây giờ, tiền bạc không quan trọng. Anh muốn giữ lại bức tranh cho
riêng mình, anh muốn được sống cho chính mình và sống đúng với con người thật của
mình. Còn một điều khiến anh không muốn bán bức tranh là bởi anh muốn trao tận
tay cho A-mi khi cô từ Mĩ trở về.
KẾT
Bức điện ngắn ngủi đã làm Huy choáng váng. Bỏ lại tất cả lời mời, những hợp đồng,
dự định sau lưng, Huy vội vàng khăn gói lên Tây Nguyên. Tây Nguyên lộng gió,
Tây Nguyên tràn nắng như xé toang lồng ngực anh. A-mi đã ra đi trước khi kịp
sang Mĩ làm phẫu thuật. Khi Huy trở lại đồi hoa dã quỳ vẫn vàng rực trong nắng.
Tất cả vẫn y nguyên chỉ thiếu A-mi. Cô đã vĩnh viễn nằm lại giữa bạt ngàn nắng,
bạt ngàn gió, giữa màu vàng của đất đỏ ba-zan đang căng tràn sự sống... Số tiền
dự định để A-mi làm phẫu thuật được lập thành quỹ hỗ trợ tài năng trẻ theo di
nguyện của A-mi. Ông Hand muốn đưa bà Vân sang Mĩ để đoàn tụ gia đình nhưng bà
Vân từ chối. Bà muốn ở lại nơi đã sinh ra, đã lớn lên, đã trải qua bao đắng
cay, hạnh phúc, bao nỗi đau cuộc đời để tiếp tục chờ đợi. Với bà, chờ đợi cũng
là một hạnh phúc dẫu rằng tất cả bây giờ đã trở thành vô nghĩa.
Huy đặt bó hoa dã quỳ lên mộ A-mi. Anh quỳ xuống, im lặng nhìn bức ảnh trên bia
mộ. Một đôi mắt to sáng long lanh đang nhìn anh mỉm cười. Nơi đây ba mươi năm
trước, đạn bom kẻ thù đã hủy diệt cả gia đình cô. Sau ba mươi năm, chiến tranh
đã lùi xa nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Ba cô đã không trở về, mẹ cô vẫn tiếp tục
hành trình chờ đợi trong vô vọng. Còn cô đã không kịp ở lại với cuộc đời. Nhưng
cũng chính nơi đây, sau ba mươi năm, hoa dã quỳ đã phủ kín ngọn đồi. Những bông
hoa vẫn căng mình đón nắng như phô hết mình vẻ rực rỡ và sức sống mãnh liệt.
Người ta vẫn sống, vẫn yêu nhau và sinh con đẻ cái. Cuộc đời vẫn tiếp diễn với
những vui buồn rất thường tình và đôi mắt A-mi vẫn mở to, sáng long lanh
như một ánh hào quang lan tỏa vào không gian mênh mông.
MECGHI
Câu truyện hay quá em ạ. Rất xúc động. Ngày mới an vui nha
Trả lờiXóaEm cảm ơn chị nhiều! Em viết còn non tay lắm chị à
XóaDÃ QUỲ TÍM
XóaChưa ai một lần gọi dã quỳ màu tím
Anh yêu em - Dã quỳ tím ven đồi
Chỉ một lần thôi - màu vàng hoa trở lại
Trong cơn mơ - anh giật mình sợ hãi
Thấy em cười - Hoa tím tả tơi bay!
caodiendalat@gmail.com
Cảm ơn anh đã chia sẻ bằng những câu thơ thật hay. Chúc anh ngày bình an...
XóaBiết nói sao nhỉ, không lẽ: "khen phò mã tốt áo"
Trả lờiXóaChúc cô giáo khỏe, vui vẻ, hạnh phúc!
Chú khách sáo rồi, nhận xét chân thành dùm cháu đi nào!
XóaChị đọc sau nhé! Ngày mới vui cho em!
Trả lờiXóaEm cảm ơn chị nhiều! An lành chị nhé!
XóaUi, truyện hay quá bạn ơi ! Bạn viết như nhà văn í ! Tiếc là kết thúc chuyện thật buồn ! Nếu kết thúc truyện vui hơn : Ami được sống và yêu Huy thì tốt quá ! :)
Trả lờiXóaBạn quá khen rồi! Cảm ơn bạn đã góp ý. Chúng ta ai cũng muốn một cái kết có hậu, nhưng nếu như thế thì không bộc lộ được chủ đề của chuyện bạn à!
Xóahay tuyệt. bạn viết nể thật. đáng thương cho mẹ con a-mi nhỉ
Trả lờiXóaCảm ơn Lão quá khen. Ngày vui Lão nhé!
XóaCâu chuyện hay, xúc động và mang dáng dấp một câu chuyện của thời cuộc...
Trả lờiXóaEm cảm ơn anh đã góp ý!
XóaTruyện này hay quá em ạ, anh phải đọc đến 3 lần đấy, em có biết tại sao anh lại đọc nhiều lần vậy không? Đố em biết đấy. Em khỏe nhé.
Trả lờiXóaTại sao nhỉ ? Qua giải đáp dùm em đi!
XóaVì muốn hiểu em nhiều hơn người khác thôi
XóaThế anh hiểu như thế nào rồi?
XóaMọi suy nghĩ của BCHK vẫn chưa đúng đâu nhé, chúc em khoẻ...
XóaĐọc xong chuyện ngắn, chừ chờ chuyện... chúng mình! hehe
Trả lờiXóaChuyện gì thế anh?
XóaĐã đọc xong chuyện ngắn, chừ chờn chuyện... chúng mình! hehe... zọt thui...
Trả lờiXóaGiờ mới biết anh Tân Châu chạy cũng nhanh !
XóaDao nay khong gap thong gia tren faceboock .nho qua ah.
Trả lờiXóaNhớ là nhớ thé nào hả ông thông gia?
XóaChúc em nghỉ lễ vui nhé !
XóaChúc mừng truyện ngắn mới cảu em nha! anh đọc đọc kỉ hơn . nếu em cho phép sẽ giới thiệu trên web do anh làm admin!
Trả lờiXóaEm cảm ơn anh. Nếu dùng được anh cứ sử dụng anh à!Em viết còn non lắm!
XóaChuyện này có thực không hả MECG ?
Trả lờiXóaTheo anh thì sao nhỉ ?
XóaCâu chuyện viết về nhân vật Huy mà cứ ám ảnh bởi cuộc đời của mẹ con A-mi. Phải chăng cuộc đời luôn nghiệt ngã, và niềm đau cứ đến như nỗi vô thường, chỉ có tình yêu, niềm tin, hi vọng cứ ươm mầm. Mình cũng rất thích Mecghi của Tiếng chim hót trong bụi mận gai. Bình yên nhé
Trả lờiXóaCảm ơn những đồng cảm rất sâu sắc và chân thành của Cỏ mật! Chúc bạn luôn bình an!
Xóa"Mùa Hoa Giã Quỳ" đề tài không bao h cạn, cảm xúc cũng rất khác, phải không MEC?
Trả lờiXóaVâng chị!Em giờ cũng rất khác!
XóaEm viết truyện này chắc tay hơn những truyện trước chị đã được đọc. Chúc mừng em! Tuy nhiên còn vài lỗi chính tả, em kiểm tra lại nhé!
Trả lờiXóaEm cảm ơn chị. Em sẽ kiểm tra ạ!
XóaMột cái kết để lại cho chúng ta những tiếc nuối, thương cảm. Đời không công bằng!
Trả lờiXóaVâng, đó chính là điều muốn nói!
XóaMình đang tự hỏi không lẽ Mec đã tới được vùng đồi núi bazan đỏ và ngắm dã quỳ vàng???
Trả lờiXóaKhông những đã đến mà còn có cả một câu chuyện tình lãng mạn cùng một anh chàng Tây Nguyên đấy P à!
XóaThật lòng, nhớ hai chị quá- Dù chưa một lần tận mắt mình nhìn ngắm '' khuôn mặt trẻ thơ'' của chị, Chim Tải Cúc- !
XóaChuyện. Hệ Hệ
Trả lờiXóaSao thế nhỉ ?
XóaHoa Dã Quỳ , làm anh nhớ lại Pleiku nơi đã sống và nhiều kỉ niệm thời học tró , Cám ơn em đã cho anh nhớ về Hoa Dã Quỳ, về vùng trời Tây Nguyên , và tình yêu đã vào quên lãng .
Trả lờiXóaChắc anh có nhiều kỉ niệm với vùng đất này, đúng không?
XóaRất nhiều , vì đó là cả một trời thơ ấu , cùng bắt dế , tắm ao , và những khoãng trời tuổi thơ này 2 buổi đến trường , và nơi đó có tình yêu mới lớn của tuổi hoc trò , dù bây giờ mỗi người mỗi ngả nhưng có cái may mắn là mỗi năm chúng anh vẫn họp lại nhau xem ai còn ai mất , tại Thanh Đa ,Tp HCM gọi là Cựu học sinh Pleiku đó em gái ngày (20/11)
XóaÀ, THÌ RA ANH GỐC PLEICU
XóaCứ the61sang thăm Mec thôi, chưa đọc dc gì nhiều ... đêm bình yên Mec nhé!
Trả lờiXóaDạo này Mec cũng bận, không thăm mọi người được!
XóaNàng là một nhà văn đấy hả? Vi đọc mà cứ tưởng đây k phải cô giáo dạy văn mà là một nhà văn chuyên nghiệp nào đó chứ. Sang thăm chúc nàng vui vẻ nhé.
Trả lờiXóaNàng cứ làm quá lên.Tớ viết theo cảm xúc thôi mà!
XóaKhông có một mối tình nào gửi lại, nhưng em cũng giữ cho mình những '' nỗi buồn Dã quỳ vàng'' cũng như niềm tin trong sáng từ những '' dải mặt trời lang thang quên đường về'' trên miền đất đỏ Bazan .
Trả lờiXóaEm cũng thích và rất muốn quen với một người con trai tên Huy. Em thích cái tên đó chị ah!
Chị bình an nhé. Và nếu có thể, hãy viết. Như những '' suối nguồn'' tự tuôn chảy...!
Hồi chị mới quen Huy Vũ,chị bảo chị thích tên Huy, sau này nếu có thêm con trai chị sẽ đặt tên là Nhật Huy (Vì để cùng tên đệm với Nhật Minh).Như thế,chắc hẳn cái tên này ý nghĩa với chị lắm!
XóaCâu chuyện thật hay với kết truyện buồn mang đầy hoài niệm nhưng thật sâu lắng và giàu tính nhân bản . Cuộc sống cũng vậy có những kết thúc buồn lúc nào cũng khiến người ta hoài tưởng mãi . . .
Trả lờiXóaTặng em những câu thơ bất chợt đọc trên mạng !
Chênh vênh.
Xin đời một chút mơ thừa
Xin người một chút môi xưa gượng cười
Xin em một thuở hồng tươi
Để cơn mơ vội sưởi đời mộng du
Thơ hay lắm anh à! Em cảm ơn anh nhiều nhé!
Xóa" - Anh không trốn được đâu. Phải đối mặt thôi anh ạ! Chỉ khi anh vượt qua được chính mình anh mới tìm thấy sự yên ổn trong tâm hồn." anh nghĩ, có lẻ đây chính là chân lý cuộc đời.
Trả lờiXóaSang thăm em đọc bài nầy anh chợt nhận ra một lý lẻ trong đó. chúc em luôn hạnh phúc vui tươi nhé.
Em cảm ơn anh đã đồng cảm. Cuối tuần vui anh nhé!
XóaCâu chuyện xúc động quá, rất nhân văn. Chúc mừng em!
Trả lờiXóaCảm ơn anh. Anh luôn động viên em...
XóaAnh gởi cho em theo Đ/c này nhưng bị trả về mãi , em cho anh mail nhé , gởi vào mail của anh nhé ,
Trả lờiXóaSao thế nhỉ ?
XóaCô ơi! Cô sắp vào mùa thi bận lắm hả? Giữ sức khỏe và vui nha Cô.
Trả lờiXóaCảm ơn Tiếng đời nhé!
XóaChị ơi!!
Trả lờiXóaChị đây nè! Em gái ơi!
XóaNhững cảm xúc khi đọc câu chuyện này lại "động đậy" trong lòng, Chúc Mẹc mau khỏe và luôn bận rộn
Trả lờiXóaĐộng đậy thế nào hả anh?
XóaCậu đi đâu mất, tớ nhớ, tớ đi tìm!
Trả lờiXóaTớ bận quá, off face để tập trung ở đây. Tớ ghét sự xô bồ bên face rồi!
XóaLàm sao comment ở nhà của cậu được , Du ơi!
XóaBạn viết truyện rất hay, nhưng hơi buồn.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã chia sẻ, chiều vui nhé!
Xóa